Căng cơ là tình trạng rất hay gặp trong bóng đá, đây cũng được coi là một dạng chấn thương. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căng cơ, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chữa căng cơ khi đá bóng hiệu quả. Bài viết sau đây Caheo TV sẽ giúp anh em có được những thông tin bổ ích.
Đá bóng bị căng cơ là tình trạng rất hay xảy ra với các cầu thủ. Căng cơ thường xuất hiện ở những vùng tập trung nhiều cơ như bắp chân, cơ đùi… Ngoài các vùng chân thì căng cơ háng cũng rất hay gặp khi đá bóng. Khi căng cơ thớ cơ sẽ bị kéo căng vượt quá mức giới hạn và không trở lại vị trí ban đầu, dẫn đến căng cơ. Một số nguyên nhân gây căng cơ đó là:
Khi khởi động không kỹ càng là nguyên nhân sẽ dẫn đến tình trạng căng cơ trong bóng đá. Đối với việc chơi ngẫu nhiên, không chuyên nghiệp thì phần lớn cầu thủ thường không chú trọng đến phần khởi động. Tuy nhiên khi bỏ qua khâu này sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị chuột rút và căng cơ.
Khi không khởi động hoặc thực hiện các động tác khởi động không kỹ thì phần cơ sẽ không được làm nóng, chưa thể quen với việc cơ thể sẽ vận động mạnh. Điều này dẫn đến các cơ thịt bị co giãn đột ngột và khiến cho chúng bị căng, đau nhức.
Trước khi ra sân thi đấu bóng đá đều cần có một thời gian dài để luyện tập. Các cầu thủ chạy với cường độ lớn trên sân lên đến 90 phút, điều này sẽ tạo nên áp lực không hề nhỏ đến các cơ bắp. Bóng đá là môn thể thao sử dụng sức mạnh ở đôi chân rất nhiều vì không chỉ chạy mà còn đòi hỏi sự linh hoạt, uyển chuyển, khéo léo trong từng chuyển động.
Dù bạn đã thực hiện khởi động kỹ càng, chính xác hay là một chân sút tầm cỡ nhưng vẫn có thể gặp tình trạng căng cơ khi có những va chạm mạnh trên sân. Những yếu tố ngoại cảnh như mặt sân xấu, bị va chạm trong khi di chuyển, bị chơi xấu đều là nguyên nhân dẫn đến va chạm và căng cơ.
Có nhiều cách chữa căng cơ khi đá bóng hiệu quả được chia sẻ. Sau đây là một số cách cơ bản, dễ thực hiện nhất để bạn tham khảo.
Ngay sau khi bị căng cơ, các cầu thủ phải dừng ngay việc đá bóng, không để cho cơ phải chịu tác động hay áp lực nào. Nếu căng cơ nhẹ, không đau thì nghỉ ngơi một thời gian để hồi phục. Còn nếu tình trạng nặng hơn không thể trở lại sân thì nên đi chườm lạnh ngay.
Chườm lạnh được xem là cách chữa căng cơ khi đá bóng rất hiệu quả. Đặc biệt là trong các trường hợp cấp tính. Tuy nhiên khi thực hiện chườm lạnh cần phải chú ý đến các quy tắc như sau:
Khi bị căng cơ ở bắp chân thì không nên hoạt động với cường độ mạnh. Thay vào đó nên nghỉ ngơi, tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng, thực hiện kéo căng và bài tập làm tăng tuần hoàn cho cơ bắp như yoga. Đây là cách tăng thể lực trong bóng đá rất hiệu quả.
Một cách chữa căng cơ khi đá bóng khác có thể áp dụng đó là quấn băng để bảo vệ vùng bị căng cơ và hạn chế tình trạng trở nặng khi bị chấn thương. Đặc biệt nên quấn băng khi vùng da đó bị xây xát. Lưu ý không nên quấn quá chặt, vì điều này sẽ khiến máu không lưu thông được.
Căng cơ không phải là vấn đề chấn thương nghiêm trọng với các cầu thủ. Tuy nhiên nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tham gia thi đấu sau đó. Vì vậy các cầu thủ cần phải khởi động kỹ càng để tránh xảy ra tình trạng này. Các bạn đừng bỏ qua những cách chữa căng cơ khi đá bóng bên trên để xử lý ngay khi gặp phải.
Related posts
Top những thủ môn hay nhất thế giới mọi thời đại bạn nên biết
Thủ môn hay nhất thế giới mọi thời đại trong thế giới bóng đá, vị trí của một thủ...
Cùng tìm hiểu thủ môn xui xẻo nhất thế giới
Trên sân cỏ, vị trí thủ môn luôn được coi là vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn...
Các kiểu ăn mừng trong bóng đá nổi bật nhất
Một trong những khoảnh khắc được chờ đợi nhất ở mỗi trận đấu đó là bàn thắng. Đặc biệt...
Tìm hiểu cách chữa đau gót chân khi đá bóng hiệu quả
Tình trạng đau gót chân thường xuyên xảy ra với các cầu thủ sau khi thi đấu bóng đá....
Cách chữa đau ngón chân cái khi đá bóng
Chấn thương ngón chân khi tham gia đá bóng là dạng chấn thương rất hay gặp. Có nhiều nguyên...
Những thủ môn chơi chân hay nhất thế giới nên biết
Trong bóng đá hiện đại, vai trò của thủ môn đã trở nên đa dạng hơn bao giờ hết....